ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT
29 Tháng 01 2016
Nghị Định 35/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 29/2011/nđ-cp ngày 18 tháng 4 năm 2011 của chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
1. Đối tượng lập đề án bảo vệ môi trường
Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 39 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường (gọi tắt là Nghị định số 29/2011/NĐ-CP) như sau:
“3. Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (gọi chung là cơ sở) đến thời điểm ngày 05 tháng 6 năm 2011 đã đi vào hoạt động nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, giấy đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, ngoài việc bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, trước ngày 31 tháng 12 năm 2014 phải thực hiện một trong hai biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm sau:
a) Lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP để thẩm định, phê duyệt;
b) Lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với các cơ sở có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường quy định tại Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 32 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP để đăng ký”.
2. Mô tả công việc:
Mô tả tình trạng, khảo sát tòan bộ họat động của tòan công ty
– Khảo sát, thu thập số liệu về quy mô Dự án;
– Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án;
– Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH liên quan đến hoạt động của Dự án;
– Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án;
– Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường;
– Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện;
– Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại;
– Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
– Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường;
– Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án bảo vệ môi trường;
– Gởi hồ sơ hội đồng Thẩm định và Quyết định phê duyệt Đề án. (Phòng tài nguyên môi trường hoặc sở tài nguyên môi trường)